An toàn lao động là gì? 06 nhóm an toàn lao động

Trong bất cứ hình thái lao động nào thì an toàn lao động, vệ sinh an toàn lao động luôn là vấn đề được đặt lên bàn cân suy tính chặt chẽ. Không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các nước trên thế giới, vấn đề an toàn lao động trong lao động sản xuất đều được đưa vào quy định luật pháp.

An toàn lao động
An toàn lao động

An toàn lao động là giải pháp được đề ra nhằm hạn chế các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn cho người lao động trong quá trình lao động sản xuất. An toàn lao động. An toàn lao động còn được gọi là Bảo hộ lao động.

An toàn trong lao động còn có thể hiểu theo cách khác đó là tạo ra môi trường lao động mà ở đó không có các tai nạn xảy ra cho người tham gia lao động.

Tuỳ vào ngành nghề mà pháp luật quy định luật an toàn lao động có đặc thù riêng với ngành nghề ấy. Hiện nay luật vệ sinh an toàn lao động 2015 và luật vệ sinh an toàn lao động 2018 quy định an toàn lao động chia thành 6 nhóm: An toàn lao động nhóm 1, An toàn lao động nhóm 2, An toàn lao động nhóm 3, An toàn lao động nhóm 4, An toàn lao động nhóm 5, An toàn lao động nhóm 6.

An toàn lao động nhóm 1

An toàn lao động nhóm 1 được luật lao động quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP cấp ngày 15/05/2016 và  luật an toàn lao động, vệ sinh lao động  số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015. Quy định với ATLĐ nhóm 1 như sau:

Đối tượng huấn luyện an toàn lao động nhóm 1: 

Người quản lý phụ trách vệ sinh, an toàn lao động. Người quản lý này có thể là người đứng đầu đơn vị kinh doanh, tổ chức, phó quản lý, người phụ trách các phân xưởng, các quản đốc phân xưởng hoặc các vị trí tương đương được luật ATVSLĐ quy định.

Nội dung của luật atvslđ số 84/2015/qh13 và 44/2016/NĐ-CP quy định đối với an ATLĐ nhóm 1 như sau:

Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

  1. Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
  2. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.
  3. Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động

  1. Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
  2. Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa.
  3. Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.
  4. Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện ATVSLĐ.

Nếu bạn là một người quản lý, cho dù bạn ở cương vị quản lý nào thì bạn cũng đang là đối tượng đại diện cho người lao động. Vì thế khi học an toàn lao động bạn bạn sẽ góp phần tạo ra môi trường an toàn lao động tránh các tai nạn rủi ro cho chính bạn và người lao động.

Khi bạn nắm vững các kiến thức về an toàn trong lao động. Tức là khi bạn nắm vững các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất,  bạn sẽ đưa ra các  biện pháp khắc phục, phòng ngừa. Điều này giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp của bạn. Chẳng hạn: nếu bạn không hiểu về an toàn lao động, thì các tai nạn có thể thường xuyên xảy ra, nhẹ thì doanh nghiệp bạn phải chi phí thuốc men đền bù cho người lao động, nặng thì có thể thiệt hại cả người và cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Như vậy cho dù ở tình thế nào thì doanh nghiệp của bạn cũng phải tốn chi phí lãng phí.

Khi bạn tạo được môi trường lao động an toàn thì người lao động sẽ yên tâm công tác cống hiến trong doanh nghiệp của bạn. Nhân sự lành nghề có kinh nghiệm trong doanh nghiệp bạn ổn định. Đây là tiền đề rất lớn tạo ra hiệu quả lao động cho doanh nghiệp bạn.

Phía trên chỉ là những lợi ích thuộc bề nổi khi người quản lý được đào tạo an toàn lao động. Lợi ích này còn rất nhiều vì thế việc đào tạo quản lý an toàn lao động là điều cần thiết cho doanh nghiệp.

An toàn lao động nhóm 2

Chương trình đào tạo an toàn lao động nhóm 2 được luật lao động quy định như sau:

Đối tượng huấn luyện của ATVSLĐ nhóm 2:

Người làm công tác an toàn, vệ sinh trong lao động là đối tượng chính của chương trình huấn luyện an toàn lao động nhóm 2. Đối tượng này bao gồm: nhân viên chuyên trách về an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở hoặc người giám sát các hoạt động an toàn ở tại nơi làm việc.

Nội dung tập huấn An Toàn lao động nhóm 2:

Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

  1. Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
  2. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.
  3. Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động

  1. Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
  2. Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa.
  3. Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.
  4. Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
  5. Nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác Điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động.
  6. Phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động.
  7. Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy nổ trong cơ sở lao động; xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hàng năm; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động.
  8. Công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; hoạt động thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động.
  9. Công tác sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Nội dung huấn luyện chuyên ngành an toàn lao động nhóm 2

Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện.

Kết thúc khóa huấn luyện sẽ kiểm tra và đánh giá năng lực của nhân viên phụ trách tham gia khóa đào tạo an ATVSLĐ.

An toàn lao động nhóm 3

Đối với việc tập huấn an toàn lao động nhóm 3 được luật lao động việt nam quy định như sau:

Đối tượng tham gia tập huấn.

Đối tượng chính của chương trình tập huấn lao động thuộc nhóm 3 là Người lao động làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt.

Nội dung tập huấn an toàn lao động nhóm 3.

Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

  1. Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
  2. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.
  3. Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động.

  1. Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc.
  2. Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.
  3. Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
  4. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
  5. Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Nội dung huấn luyện chuyên ngành:Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

An toàn lao động nhóm 4

Đối tượng cần đào tạo an toàn lao động thuộc nhóm 4: Những người lao động không có thuộc theo nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 5. Bao gồm cả người học nghề & thử việc lao động.

Nội dung thực hiện tập huấn lao động nhóm 4: 

Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: Quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

An toàn lao động nhóm 5

Đối tượng đào tạo thuộc nhóm 5: Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015 quy định đối tượng tập huấn là : Toàn bộ người làm công tác y tế.

Nội dung thực hiện an toàn lao động:

a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
c) Huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động:

  1. Yếu tố có hại tại nơi làm việc.
  2. Tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại.
  3. Lập hồ sơ vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
  4. Các bệnh nghề nghiệp thường gặp và biện pháp phòng chống
  5. Cách tổ chức khám bệnh nghề nghiệp, khám bố trí việc làm, chuẩn bị hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp.
  6. Tổ chức và kỹ năng sơ cứu, cấp cứu; phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc; an toàn thực phẩm.
  7. Quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm.
  8. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật và dinh dưỡng cho người lao động.
  9. Nâng cao sức khỏe nơi làm việc, phòng chống bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc.
  10. Kiến thức, kỹ năng, phương pháp xây dựng kế hoạch, phương án, trang bị phương tiện và điều kiện cần thiết để thực hiện công tác vệ sinh lao động.
  11. Phương pháp truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
  12. Lập và quản lý thông tin về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc
  13. Lập và quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp.
  14. Công tác phối hợp với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện nhiệm vụ liên quan theo quy định tại Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

An toàn lao động nhóm 6

Người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt hơn !

Viện đào tạo nhân lực xây dựng Việt Nam – CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VCB.

Địa chỉ: Số 214, Tòa nhà TSQ – EUROLAND, Làng Việt kiều châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội

Tel: 0243 8339 111

Hotline: 0928 070 888 – 0912 16 77 88 – 0936 136 606 – 0943 170 222.

Website: VCB Group

Fanpage: https://www.facebook.com/viendaotaonhanlucxaydungvietnam/

Email: [email protected]; [email protected]

Chúng tôi luôn đồng hành cùng thành công của bạn !

Always beside your success !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *