Thủ tục cấp chứng chỉ đấu thầu theo quy định mới nhất 2021

Thủ tục cấp chứng chỉ đấu thầu theo quy định mới nhất 2021

image 3

 

Bạn là người mới có quan tâm về lĩnh vực đấu thầu? Bạn muốn tìm hiểu chi tiết kỹ lưỡng về điều kiện cũng như thủ tục cấp chứng chỉ đấu thầu mới nhất hiện nay? Bạn cảm thấy bối rối với “bạt ngàn” những kênh thông tin với nhiều kiến thức thực sự khó hiểu?

Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để thu nạp cho bản thân những kiến thức, kỹ năng khi bước vào lĩnh vực này  nhé!

Chứng chỉ đấu thầu là gì?

Chứng chỉ đấu thầu là một bản chứng nhận được lưu hành để chứng nhận về năng lực, về khả năng được phép trong các hoạt động cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực xây dựng và các lĩnh vực có liên quan.

Điều kiện cấp chứng chỉ đấu thầu

CAP CHUNG CHI HANH NGHE HOAT DONG DAU THAU
Chứng chỉ đấu thầu

 

Cá nhân được cấp chứng chỉ đào tạo về đấu thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 111 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Bao gồm:

– Tham dự ít nhất 90% thời lượng của khóa học. Trường hợp học viên không bảo đảm thời lượng tham dự khóa học nhưng có lý do chính đáng, cơ sở đào tạo cho phép học viên bảo lưu thời lượng đã học và học tiếp tại khóa học khác của cùng một cơ sở đào tạo trong thời gian tối đa là 03 tháng, kể từ ngày đầu tiên của khóa học tham gia trước đó;

– Làm bài kiểm tra và có kết quả kiểm tra cuối khóa học được đánh giá từ đạt yêu cầu trở lên;

– Có đầy đủ hành vi dân sự, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trình tự cấp chứng chỉ đào tạo về đấu thầu

Căn cứ kế hoạch và chương trình đào tạo, cơ sở đào tạo tổ chức việc giảng dạy theo nội dung chương trình và thời lượng giảng dạy của mỗi khóa đào tạo đấu thầu.

Cuối khóa đào tạo, học viên sẽ trải qua một bài kiểm tra trắc nghiệm gồm 60 câu hỏi trong thời gian 60 phút về kiến thức đấu thầu cơ bản, những nội dung quy định của pháp luật về đấu thầu.

Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo, cơ sở đào tạo có trách nhiệm cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản cho các học viên đáp ứng yêu cầu theo Mẫu số 1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT.

Chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản được cấp sẽ căn cứ vảo bài kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT:

– Bài kiểm tra đạt từ 95% tổng số điểm trở lên: Xuất sắc;

– Bài kiểm tra đạt từ 85% đến dưới 95% tổng số điểm: Giỏi;

– Bài kiểm tra đạt từ 70% đến dưới 85% tổng số điểm: Khá;

– Bài kiểm tra đạt từ 50% đến dưới 70% tổng số điểm: Trung bình;

– Bài kiểm tra đạt dưới 50% tổng số điểm: Không đạt.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục cấp chứng chỉ đào tạo về đấu thầu theo quy định mới nhất” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Có thể bạn quan tâm:

CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ TƯ VẤN GIÁM SÁT

Nghiệm thu hoàn công và thanh quyết toán công trình xây dựng

Đối tượng tham dự khóa học chứng chỉ đấu thầu:

Theo Điều 5 nghị định 85/2009/NĐ-CP đã quy định:

  1. Cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đấu thầu, trừ các nhà thầu;
  2. Cá nhân khác có nhu cầu.

Khóa học chứng chỉ đấu thầu phù hợp với các nhóm đối tượng:

  • Các cán bộ, lãnh đạo làm việc trong các ban quản lý dự án, chủ đầu tư có tham gia vào công tác đấu thầu, mời thầu, chấm thầu các gói thầu như xây lắp, tư vấn, mua sắm hàng hóa, chào hàng, mua sắm thiết bị, đấu thầu thuốc trong y tế…
  • Các cán bộ tham gia vào công tác đấu thầu mua sắm thiết bị, tài sản… có dùng ngân sách nhà nước.
  • Các cán bộ trước đây đã tham dự lớp học đấu thầu nhưng giờ muốn tham dự để tập huấn cập nhật những điểm mới của luật đấu thầu số 43/2013/QH13 mới được Quốc hội thông qua
  • Ngoài ra các cá nhân có nhu cầu cũng có thể tham dự lớp học đấu thầu nhằm nâng cao kiến thức nghiệp vụ về đấu thầu để áp dụng vào trong công tác của mình.

Sau khóa học chứng chỉ đấu thầu học viên được trang bị những gì?

Khóa học chứng chỉ đấu thầu được tổ chức theo quy định tại Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 mới được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2014, kết thúc khóa học học viên sẽ được trang bị những kiến thức về:

  • Các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động đấu thầu, các thay đổi mới nhất của luật đấu thầu số 43 vừa được thông qua sẽ có hiệu lực từ 01/07/2014
  • Các hình thức đấu thầu
  • Quy trình lập kế hoạch đấu thầu, sơ tuyển nhà thầu, các hình thức lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu.
  • Các vấn đề thực tế phát sinh trong quá trình đấu thầu và cách xử lý.
  • Kết thúc khóa học chứng chỉ đấu thầu, học viên được cấp chứng chỉ đấu thầu có giá trị hoạt động trên toàn quốc theo quy định Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 mới được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2014

Vì sao bạn nên đăng ký khóa học chứng chỉ đấu thầu tại đây:

  • Giảng viên uy tín giàu kinh nghiệm, mang lại cho học viên một khóa học hấp dẫn, hiệu quả và chất lượng.
  • Tháng nào cũng có lớp khai giảng nên lúc nào bạn cũng có thể đi học được
  • Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp nhiệt tình luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của học viên.
  • Học viên không cần đến đăng ký trực tiếp, không cần nộp tiền học trước, chỉ cần đăng ký qua điện thoại và nộp tại lớp học nên rất thuận tiện
  • Ngày khai giảng luôn chính xác, không bị thay đổi ngày khai giảng. Điều mà nhiều học viên thường xuyên gặp phải khi đăng ký ở nơi khác. Tạo điều kiện cho học viên chủ động công việc và thời gian để tham dự khóa học.
  • Ưu đãi giảm học phí cho học viên đăng ký sớm, học viên đăng ký theo nhóm
  • Học viên luôn được ưu đãi học phí khi đăng ký các khóa học tiếp theo
  •  Xuất đầy đủ hóa đơn cho học viên tại lớp học

 Nội dung của khóa học chứng chỉ đấu thầu:

Chuyên đề 1: Tổng quan về đấu thầu

Chuyên đề này giới thiệu tổng quan về đấu thầu, những quy định chung về đấu thầu, bao gồm:

  1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng. Giải thích từ ngữ
  2. Đăng tải thông tin trong đấu thầu, đấu thầu qua mạng
  3. Tư cách hợp lệ của nhà thầu. Điều kiện tham gia đấu thầu. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
  4. Yêu cầu đối với bên mời thầu, tổ chuyên gia đấu thầu. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu
  5. Đấu thầu quốc tế và ưu đãi trong đấu thầu quốc tế. Đồng tiền dự thầu, ngôn ngữ trong đấu thầu, chi phí trong đấu thầu. Quy định về thời gian trong đấu thầu
  6. Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu, bảo đảm dự thầu
  7. Các hành vi bị cấm

Chuyên đề 2: Các hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu

Chuyên đề này giới thiệu hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu, bao gồm:

  1. Hình thức lựa chọn nhà thầu
  2. Phương thức đấu thầu

Chuyên đề 3: Hợp đồng

Chuyên đề này giới thiệu các nội dung về hợp đồng, bao gồm:

  1. Nguyên tắc xây dựng hợp đồng
  2. Các hình thức hợp đồng
  3. Bảo đảm thực hiện hợp đồng
  4. Bảo hành
  5. Thành phần và nội dung hợp đồng
  6. Quản lý, giám sát thực hiện hợp đồng, điều chỉnh giá hợp đồng và điều chỉnh hợp đồng
  7. Thanh, quyết toán, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng

Chuyên đề 4: Kế hoạch đầu thầu

Chuyên đề này giới thiệu các nội dung về kế hoạch đấu thầu, bao gồm:

  1. Nguyên tắc lập kế hoạch đấu thầu
  2. Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu
  3. Nội dung kế hoạch đấu thầu
  4. Trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu

Chuyên đề 5: Sơ tuyển nhà thầu

Chuyên đề này giới thiệu các nội dung về sơ tuyển nhà thầu, bao gồm:

  1. Phạm vi áp dụng
  2. Quy trình sơ tuyển nhà thầu

Chuyên đề 6: Quy trình đấu thầu rộng rãi và hạn chế đối với gói thầu dịch vụ tư vấn

Chuyên đề này giới thiệu các nội dung về đấu thầu rộng rãi và hạn chế đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, bao gồm:

Chuyên đề 6.1: Quy trình đấu thầu đối với nhà thầu là tổ chức

  1. Chuẩn bị đấu thầu
  2. Tổ chức đấu thầu
  3. Đánh giá hồ sơ dự thầu
  4. Đàm phán hợp đồng
  5. Trình, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu
  6. Thông báo kết quả đấu thầu
  7. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng
  8. Ký kết hợp đồng

Chuyên đề 6.2: Quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân

Chuyên đề 7: Quy trình đấu thầu rộng rãi và hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp

Chuyên đề này giới thiệu các nội dung về đấu thầu rộng rãi và hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, bao gồm:

  1. Chuẩn bị đấu thầu
  2. Tổ chức đấu thầu
  3. Đánh giá hồ sơ dự thầu
  4. Trình, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu
  5. Thông báo kết quả đấu thầu
  6. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng
  7. Ký kết hợp đồng

Chuyên đề 8: Các hình thức lựa chọn nhà thầu khác

Chuyên đề này giới thiệu các hình thức lựa chọn nhà thầu khác, bao gồm:

  1. Chỉ định thầu
  2. Mua sắm trực tiếp
  3. Chào hàng cạnh tranh
  4. Tự thực hiện
  5. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
  6. Lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng

Chuyên đề 9: Các vấn đề khác liên quan

Chuyên đề này giới thiệu các nội dung khác liên quan đến đấu thầu, bao gồm:

  1. Hủy đấu thầu và loại bỏ hồ sơ dự thầu
  2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong đấu thầu
  3. Quản lý nhà nước về đấu thầu
  4. Kiểm tra, thanh tra đấu thầu
  5. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu
  6. Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu

Chuyên đề 10: Các điểm mới thay đổi trong Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 mới được quốc hội thông qua ngày 26/11/2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014

Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ tốt hơn!

VCB Group - Vươn tới những tầm cao

Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào về chương trình học của tập đoàn cũng như những thông tin liên quan, làm ơn hãy liên lạc với chúng tôi theo những cách thức bên dưới. Đội ngũ chuyên viên tư vấn tận tình của chúng tôi luôn túc trực 24/7 để giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Viện đào tạo nhân lực xây dựng Việt Nam – CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VCB.

Địa chỉ: Số 214, Tòa nhà TSQ – EUROLAND, Làng Việt kiều châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội

Tel: 0243 8339 111

Hotline: 0928 070 888 – 0912 16 77 88 – 0936 136 606 – 0943 170 222.

Website: www.vcbgroup.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/viendaotaonhanlucxaydungvietnam/

Email: [email protected];

[email protected]

Chúng tôi luôn đồng hành cùng thành công của bạn !

Always beside your success !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *