NGHỀ HỌA VIÊN LÀ GÌ?
Nghề họa viên được chia theo 3 nhóm chính là: họa viên 2D và họa viên 3D và họa viên thuần túy.
Họa viên 2D (chuyên mảng kỹ thuật) được chia ra theo 4 chuyên ngành:
- Họa viên kiến trúc: chuyên triển khai để thợ thi công phần kiến trúc từ file thiết kế sơ bộ của KTS.
- Họa viên nội thất: chuyên triển khai để thợ thi công phần nội thất từ file ảnh nội thất và thông tin đầu vào
- Họa viên kết cấu: chuyên triển khai để thợ thi công phần kết cấu từ file kiến trúc và thông tin đầu vào. HVKC được chia ra 2 mảng là:
+ Họa viên kết cấu BTCT
+ Họa viên kết cấu thép
- Họa viên ME: chuyên triển khai để thợ thi công phần ME từ file kiến trúc và thông tin đầu vào.
Họa viên 3D (chuyên mảng mỹ thuật) được chia ra 2 dạng:
- Họa viên nội thất 3D: chuyên thể hiện 3D nội thất và xuất ảnh.
- Họa viên ngoại thất: chuyên thể hiện 3D phối cảnh và xuất ảnh.
Họa viên thuần túy:
Họa viên dạng này không có kiến thức chuyên ngành nhưng bù lại kỹ năng sử dụng phần mềm rất tốt. Nhu cầu tuyển dụng họa viên dạng này cũng rất cao.
- Ngoài ra trên thị trường còn có dạng Họa viên hỗn hợp là: Họa viên 2D+3D, các trung tâm đào tạo gọi là Họa viên chuyên nghiệp hoặc Họa viên cao cấp.
Những đối tượng nào học được nghề này?
- Thích hợp nhất vẫn là sinh viên kiến trúc, sinh viên xây dựng năm cuối chuẩn bị bước đệm làm họa viên trước khi được chính thức làm KTS/KS thiết kế.
- Tuy nhiên thực tế đã chứng minh bất cứ ai cũng có thể học được nghề này nếu học đúng phương pháp và có động lực đủ mạnh để theo đến cùng (6 tháng).
Những tố chất cần có của 1 họa viên là gì?
- Chịu cực chịu khó
- Tinh thần tự học cao hay nói cách khác là ham học hỏi, biết lắng nghe.
- Luôn tiếp thu những cái mới và biết chọn lọc thông tin
- Có phương pháp học và làm việc đúng
Các kiến thức mà một Họa viên cần có là gì?
- Kiến thức sử dụng phần mềm chuyên nghiệp:
- Giai đoạn 1: chỉ học đủ để tạo sản phầm
- Giai đoạn 2: học công cụ nâng cao sau khi đã tạo được sản phẩm
- Kiến thức chuyên ngành: học theo quy trình làm việc của 1 họa viên chuyên nghiệp. Khuyến khích dùng sơ đồ mind mapping để ghi nhớ
- Cần thực hành nhiều để quen tay và có kinh nghiệm xử lý tình huống. Phần này là quan trọng nhất vì giữa BIẾT và LÀM ĐƯỢC còn 1 khoảng cách khá xa.
CÔNG VIỆC thực tế của 1 họa viên là gì?
- Triển khai file thiết kế sơ bộ của KTS thành các bản vẽ kỹ thuật đầy đủ các thông tin: hình dáng, kích thước, cấu tạo, vật liệu để thợ thi công.
- Đo vẽ hiện trạng công trình.
- Ngoài ra các bạn cần phải biết thông tin đầu vào mà KTS cung cấp cho họa viên là gì. Nói cách khác là phân biệt ranh giới giữa họa viên và KTS thì công việc sẽ thuận lợi hơn, việc học sẽ không bị ngộp.
Thực trạng và tiềm năng nghề họa viên
- Như các bạn đã biết thực trạng nghề họa viên không còn Hot như từ năm 2011 trở về trước. Tình hình hiện nay là thừa người thiếu việc nên doanh nghiệp tuyển dụng rất gắt, yêu cầu trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm rất cao. Do đó các bạn họa viên giỏi thì không sợ không có việc. Còn các bạn đang thất nghiệp thì phải tự hiểu là mình còn thua kém những người đang có việc một vài điểm gì đó mà tự giác trao dồi các kỹ năng mà mình còn thiếu
- Cũng có một số bạn không tự nâng cấp bản thân thì lẽ hiển nhiên là bị sa thải, từ đó chán nản và bỏ nghề. Nói thêm là: làm bất cứ nghề gì cũng vậy, nếu không có tinh thần tự học thì sớm muộn gì cũng thất nghiệp mà thôi.
- Tiềm năng thì không nói trước được tuy nhiên nếu các bạn đang học kiến trúc và xây dựng thì nên chuẩn bị cho mình kiến thức họa viên trước khi ra trường để khi cơ hội việc làm tới mà nắm bắt.
———————-
Viện đào tạo nhân lực xây dựng Việt Nam – CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VCB.
Địa chỉ: Số 214, Tòa nhà TSQ – EUROLAND, Làng Việt kiều châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội
Tel: 0243 8339 111
Hotline: 0928 070 888 – 0912 16 77 88 – 0936 136 606 – 0943 170 222.
Website: www.vcbgroup.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/viendaotaonhanlucxaydungvietnam/
Email: [email protected];
Chúng tôi luôn đồng hành cùng thành công của bạn !
Always beside your success !