Nghề bất động sản là một nghề thú vị, nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Nếu bạn trụ lại được với nghề hơn 1 năm thì bạn sẽ có cơ hội trụ lại được thêm được nhiều thời gian hơn nữa, nếu bạn không thể vượt qua 6 tháng đầu tiên thì có lẽ chắc bạn sẽ sớm đổi sang nghề khác.
Cáng khó khăn hơn khi bạn không biết những cản trở nào đang đợi mình trên con đường sự nghiệp, vì vậy hôm nay mình sẽ chia sẻ cho bạn top 6 điều khó khăn trong nghề môi giới BĐS.
1, Khó khăn của nghề môi giới BĐS về tài chính:
Hầu như các bạn mới vào nghề bất động sản thường là các bạn sinh viên mới ra trường, các ngành khác làm ăn không được tính nhảy vào thị trường bất động sản thông qua nghề môi giới mong “kiếm được nhiều tiền”. Các bạn biết đó, sinh viên mới ra trường thì chưa có nhiều tài chính (trừ những bạn gia đình khá giả) nên sẽ ít có được nhiều tiền để bỏ ra đầu tư quảng cáo, không quảng cáo thì không có khách hàng nên cơ hội chốt khách của những nhân viên mới “hạn hẹp tài chính” sẽ ít hơn so với những bạn còn lại.
Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này gồm 2 điều:
- Một là bạn lấy công làm lãi, cày cục phát tờ rơi, gọi điện sales phone, đứng standee “đón khách”, nhờ công ty hỗ trợ tờ phướn đi treo, đăng tin miễn phí biết đâu có khách gọi…có thể những cách trên hiệu quả sẽ thấp, nhưng nó còn tốt hơn rất nhiều nếu bạn không có làm gì và ngồi chờ “hi sinh”.
- Hai là bạn liều mình vay tiền để đầu tư vào nghề nghiệp…(chú ý: bạn có thể nướng sạch số tiền bạn mới mượn được nếu quảng cáo không đúng cách và bạn có thể rớt luôn các khách hàng của bạn nếu bạn chưa cứng về mặt tư vấn. Bạn có thể nhờ người hỗ trợ chốt khách nhưng nhớ tìm người có năng lực và có tâm nhé! ).
2, Khó khăn của nghề môi giới BĐS về mặt kiến thức bất động sản:
Nghề nào có ngôn ngữ của nghề đó, khi bạn bắt đầu làm bất động sản thì vốn từ về “bất động sản” của bạn sẽ rất hạn chế. Điều này dẫn tới việc bạn không thể tư vấn khách hàng hay, hấp dẫn và giầu tính thuyết phục như các bạn môi giới lâu năm trong nghề. Mình có một bạn nhân viên mới hồi đầu khi mới tập sale phone nói với khách hàng như sau: “bên em có rất nhiều căn hộ, anh có thể thích chọn căn nào thì chọn”.
Nếu bạn là nhà môi giới lâu năm bạn có thể sẽ bật cười vì câu nói trên. Theo mình, để tăng cường kiến thức về bất động sản giúp bạn tư vấn tốt hơn bạn nên tập thói quen sau: Học thuộc dự án đang bán với các thông số trong tài liệu công ty in cho bạn đọc, tiếp xúc nhiều với những người có kinh nghiệm trong công ty, tham gia các buổi trainning trong và ngoài các công ty, đi đường nhớ tên đường mà mình mới đi qua, quận nào?, trên đường đó có dự án nào?…về nhà lên mạng tìm hiểu về các dự án đó, đọc báo chuyên trang bất động sản cũng sẽ giúp bạn cập nhật được thị trường tốt. Tới một thời điểm nhất định, level của bạn sẽ tăng nhanh khiến bạn không ngờ.
3, Khó khăn của nghề môi giới BĐS về mặt “không biết chiêu trò”:
Nhiều bạn mới nhiệt tình, năng nổ, biết đầu tư rồi, biết tư vấn sơ bộ luôn nhưng tư vấn xong khách vẫn rớt như thường. Nguyên nhân là do bạn ấy đang thiếu kỹ năng sử dụng “kỹ nghệ chốt khách” và bạn ấy cũng chưa hiểu về quy trình của event chốt khách. mình có thể gợi ý cho bạn một số vấn đề bạn có thể sẽ sử dụng trong quá trình làm nghề môi giới bất động sản:
- Luôn tạo sự khan hiếm sản phẩm với khách hàng “bên em chỉ còn 2 căn thôi…”- Luôn tạo độ hot cho sản phẩm và dịp bán hàng “đây là đợt bán hàng rất hấp dẫn, ngày mai chương trình sẽ kết thúc…”
- Tạo sự cạnh tranh cho sản phẩm: “khách bạn em đang quan tâm căn này, nếu được anh chị chốt luôn được không…”
- Điều quan trọng nhé! Hãy mạnh miệng nói khách hàng cọc căn nếu bạn đã tư vấn rõ ràng mọi thứ của dự án cho khách hàng. (điều này rất quan trọng vì nếu bạn tư vấn hay đến đâu mà không dám nói điều đó là cơ hội chốt khách của bạn sẽ rất thấp).
4, Khó khăn của nghề môi giới BĐS về mặt sản phẩm bạn đang bán:
Nhiều dự án bất động sản sau khi bán hết về phần thịt tới phần xương, tức là toàn những căn, những nền khó bán như: căn 3 phòng ngủ giá trị cao, view xấu. Nền biệt thự tút trong góc. Nếu bạn là một nhà môi giới có kinh nghiệm lâu năm thì bạn sẽ biết thực ra “không có căn nào là căn xấu cả” quan trọng là khách của bạn là ai và cách tư vấn của bạn như thế nào. Tuy nhiên, với những bạn môi giới mới vào nghề thì lại là chuyện khác. Những sản phẩm đó những những bức tường đó rất cao và lớn, khó có thể vượt qua. Theo mình, cách tốt nhất để bạn thành công khi mới vào nghề là lựa chọn sản phẩm phù hợp với năng lực mới của mình. Đó là những sản phẩm vừa túi tiền khách hàng như đất nền, nhà dành cho người có thu nhập thấp, trung bình hoặc mảng nào ngon khác mà bạn cảm thấy vừa sức. Hãy gặp những người có kinh nghiệm để hỏi về các dòng sản phẩm hot trên thị trường. Có thể từ việc “biết người, biết ta” bạn sẽ thành công!.