Quy định về Chứng chỉ an toàn lao động trong xây dựng được quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP cụ thể như sau:
1. Điều kiện làm Chứng chỉ an toàn lao động trong xây dựng.
a) Hạng I:
– Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 7 (bảy) năm trở lên;
– Đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng công trình hoặc làm cán bộ chuyên trách về an toàn lao động trên công trường xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II;
b) Hạng II:
– Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 5 (năm) năm trở lên;
– Đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng công trình hoặc làm cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về an toàn lao động trên công trường xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III;
c) Hạng III:
– Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 3 (ba) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 5 (năm) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp.
– Đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng công trình hoặc làm cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về an toàn lao động trên công trường xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV.
2. Phạm vi hoạt động Chứng chỉ an toàn lao động trong xây dựng:
a) Hạng I: Được phụ trách công tác an toàn lao động hoặc làm cán bộ chuyên trách về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình tất cả các cấp;
b) Hạng II: Được phụ trách công tác an toàn lao động hoặc làm cán bộ chuyên trách về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình cấp I trở xuống;
c) Hạng III: Được phụ trách công tác an toàn lao động hoặc làm cán bộ chuyên trách an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình cấp II, cấp III
3. Đối tượng cần tham gia học và cấp chứng chỉ an toàn lao động trong xây dựng:
Cán bộ chuyên trách, giám sát, chỉ huy trưởng phụ trách việc quản lý công tác an toàn lao động trong xây dựng.
Người lao động là công nhân làm công việc trực tiếp trong ngành xây dựng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong xây dựng.
4. Nội dung khóa học chứng chỉ an toàn lao động trong xây dựng
▪️ Giới thiệu tổng quan, mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động trong lĩnh vực xây dựng.
▪️ Tìm hiểu một số biện pháp an toàn lao động kiểm tra, sử dụng, quản lý các thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc trong các công trình xây dựng.
▪️ Những vấn đề chung về công tác an toàn lao động xây dựng – vệ sinh lao động.
▪️ An toàn lao động vệ sinh lao động trong sản xuất – các công việc liên quan xây dựng.
▪️ Kỹ thuật an toàn lao động trong giám sát, thiết kế và thi công xây dựng (dành cho nhóm đối tượng quản lý)
▪️ Các kỹ thuật an toàn cơ bản khi sử dụng các loại máy xây dựng.
▪️ Các kỹ thuật an toàn khi đào đất đá và làm việc trên giàn giáo, làm việc trên cao.
▪️ Kỹ thuật an toàn điện và phòng cháy chữa cháy trong công trường xây dựng.
👉 Kiểm tra – thi sát hạch cuối khóa học.
Các bạn có thể đăng kí lớp học chứng chỉ an toàn lao động: TẠI ĐÂY
————————-
Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ tốt hơn!
Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào về chương trình học của tập đoàn cũng như những thông tin liên quan, làm ơn hãy liên lạc với chúng tôi theo những cách thức bên dưới. Đội ngũ chuyên viên tư vấn tận tình của chúng tôi luôn túc trực 24/7 để giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Viện đào tạo nhân lực xây dựng Việt Nam – CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VCB.
Địa chỉ: Số 214, Tòa nhà TSQ – EUROLAND, Làng Việt kiều châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội
Tel: 0243 8339 111
Hotline: 0928 070 888 – 0912 16 77 88 – 0936 136 606 – 0943 170 222.
Website: www.vcbgroup.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/viendaotaonhanlucxaydungvietnam/
Email: [email protected];
Chúng tôi luôn đồng hành cùng thành công của bạn !
Always beside your success !