Vai trò người giám sát thi công xây dựng

Trong mỗi công trình, phần việc của người tư vấn giám sát thi công xây dựng sẽ nhiều ít khác nhau. Thông thường là người giám sát các hoạt động khảo sát, thi công, tư vấn giám sát. Theo dõi tiến độ triển khai công trình. Điều tra, thu thập số liệu hiện trạng trong công tác đền bù và giải phóng mặt bằng…

Vai trò người giám sát thi công xây dựng
Vai trò người giám sát thi công xây dựng

Giám sát thi công xây dựng là gì

Giám sát thi công xây dựng là một vị trí công việc mà người làm về công việc này phải chịu trách nhiệm về vấn đề theo dõi cũng như là kiểm soát về khối lượng trong cả công trình thi công theo như đúng tiêu chuẩn về kỹ thuật hiện hành, đam bảo được về các tiến độ và thời gian thi công công trình cùng với vấn đề an toàn lao động. Người mà nhận việm vụ về công việc giám sát thi công xây dựng thì phải là những kỹ sư có được những chứng chỉ hành nghề theo đúng như quy định mà pháp luật đề ra.

Kỹ sư giám sát thi công xây dựng chính là người đại diện cho chủ đầu tư, có nhiệm vụ là theo dõi, kiểm tra, báo cáo cũng như là xử lý và sử dụng mẫu biên bản nghiệm thu trong quá trình nghiệm thu các công việc có liên quan đến tại công trình xây dựng.

Một công trình thường có 2 giám sát

Đơn vị tư vấn giám sát (gọi tắt là giám sát bên A): được chủ đầu tư thuê để tư vấn cho chủ đầu tư về tất cả những gì liên quan đến công trình xây dựng, đồng thời giám sát công tác thi công của nhà thầu xây dựng trên cơ sở bản vẻ thiết kế đã được công ty thiết kế kiến trúc lập. Đơn vị tư vấn giám sát chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng của công trình.

Giám sát thi công (kỹ thuật B, giám sát B): triển khai bản vẽ thiết kế ra thực địa: chỉ đạo, kiểm tra công nhân thi công theo bản vẽ, hồ sơ thiết kế, hồ sơ trúng thầu đã được chủ đầu tư phê duyệt.

Những kỹ sư trong tổ chức tư vấn xây dựng muốn được hành nghề tư vấn giám sát công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký và đã trực tiếp tham gia công ty tư vấn thiết kế, thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 5 năm, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng.

Chất lượng của một công trình tùy thuộc vào người tư vấn giám sát công trình. Người giám sát giỏi, có đạo đức thì công trình có chất lượng và ngược lại. Chính vì thế, để trở thành một tư vấn giám sát công trình không là điều đơn giản. Và nếu không có đạo đức, người giám sát dễ nhắm mắt trước những bất hợp lý khi thi công.

Vai trò người giám sát thi công xây dựng

1. Vị trí : một chức danh trong hoạt động xây dựng (tương tự chủ nhiệm dự án, chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm thiết kế).

2. Chức năng: giám sát nhà thầu thi công trong quá trình xây dựng.

3. Nhiệm vụ: có 2 nhiệm vụ chính như sau

a) Theo dõi việc thực hiện các công việc của nhà thầu thi công bằng những biện pháp được ghi trong hợp đồng xây dựng, ở khâu xây và lắp trong quá trình thi công tại hiện trường.

b) Kiểm tra:

– Điều kiện khởi công xây dựng;

– Sự phù hợp năng lực nhà thầu thi công với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng (nhân lực, thiết bị; hệ thống quản lí chất lượng; giấy phép sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư; phòng thí nghiệm và cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công);

– Chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt do nhà thầu thi công cung cấp (giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất; kết quả thí nghiệm của phòng thí nghiệm hợp tiêu chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; khi nghi ngờ thì kiểm tra trực tiếp);

– Kiểm tra biện pháp thi công;

– Kiểm tra quá trình triển khai công việc ở hiện trường (ghi nhật kí giám sát hoặc biên bản kiểm tra);

– Xác nhận bản vẽ hoàn công;

– Tổ chức nghiệm thu;

– Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu của nhà thầu thi công;

– Phát hiện sai sót, bất hợp lí về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu điều chỉnh;

– Tổ chức kiểm định lại khi nghi ngờ về chất lượng công trình;

– Chủ trì giải quyết vướng mắc giữa các bên liên quan;

4. Quyền hạn:

– Yêu cầu điều chỉnh;

– Dừng thi công;

– Yêu cầu khắc phục hậu quả;

– Từ chối nghiệm thu;

5. Năng lực:

– Trình độ: đại học trở lên

– Kinh nghiệm: tham gia thiết kế, thi công, giám sát ít nhất 5 năm

– Đào tạo: qua lớp bồi dưỡng giám sát thi công;

– Được cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát ;

6. Phạm vi hoạt động:

– Không gian: phạm vi thi công của nhà thầu;

– Thời gian: thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công;

7. Mối quan hệ:

– Nhà thầu thi công;

– Chủ đầu tư;

– Tư vấn thiết kế;

– Chuyên gia một số lĩnh vực trong thiết kế, thi công.

8. Ngoại lệ:

– Ngoài thiết kế quy định

– Sự cố công trình

Nguồn dữ liệu:

– Hồ sơ thiết kế: thuyết minh, bản vẽ;

– Chỉ dẫn kĩ thuật, biện pháp thi công trong hợp đồng;

– Qui chuẩn xây dựng;

– Tiêu chuẩn xây dựng (bắt buộc).

Sản phẩm:

– Xác nhận để nghiệm thu hay không nghiệm thu.

———————

Viện đào tạo nhân lực xây dựng Việt Nam – CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VCB.

Vai trò người giám sát thi công xây dựng

Địa chỉ: Số 214, Tòa nhà TSQ – EUROLAND, Làng Việt kiều châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội

Tel: 0243 8339 111

Hotline: 0928 070 888 – 0912 16 77 88 – 0936 136 606 – 0943 170 222.

Websitewww.vcbgroup.vn

Fanpagehttps://www.facebook.com/viendaotaonhanlucxaydungvietnam/

Email: [email protected];

[email protected]

Chúng tôi luôn đồng hành cùng thành công của bạn !

Always beside your success !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *