Giám sát thi công xây dựng là gì? và Trình tự kiểm tra của quy trình giám sát thi công xây dựng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây!
Giám sát thi công xây dựng là gì?
Giám sát thi công xây dựng là một vị trí công việc mà người làm về công việc này phải chịu trách nhiệm về vấn đề theo dõi cũng như là kiểm soát về khối lượng trong cả công trình thi công theo như đúng tiêu chuẩn về kỹ thuật hiện hành, đam bảo được về các tiến độ và thời gian thi công công trình cùng với vấn đề an toàn lao động. Người mà nhận nhiệm vụ về công việc giám sát thi công xây dựng thì phải là những kỹ sư có được những chứng chỉ hành nghề theo đúng như quy định mà pháp luật đề ra.
Kỹ sư giám sát thi công xây dựng chính là người đại diện cho chủ đầu tư, có nhiệm vụ là theo dõi, kiểm tra, báo cáo cũng như là xử lý và sử dụng mẫu biên bản nghiệm thu trong quá trình nghiệm thu các công việc có liên quan đến tại công trình xây dựng. Một công trình xây dựng có chất lượng ra sao, tốt hay dở là đều phụ thuộc hết vào tinh thần cũng như là trách nhiệm công việc của người kỹ sư giám sát. Và, trong mỗi công trình, phần việc của người tư vấn giám sát công trình sẽ nhiều ít khác nhau. Thông thường là người giám sát các hoạt động khảo sát, thi công, tư vấn giám sát. Theo dõi tiến độ triển khai công trình. Điều tra, thu thập số liệu hiện trạng trong công tác đền bù và giải phóng mặt bằng…
Thường thì trong một công trình thi công sẽ có đến 2 loại hình giám sát:
Đầu tiên là đơn vị tư vấn giám sát, hay còn được gọi tắt là bên A: Đây là bên mà được người chủ đầu tư thuê về và có nhiệm vụ là tư vấn về tất cả những gì mà có liên quan đến công trình xây dựng cũng như là giám sát về công tác ti công của các nhà thầu đang xây dựng trên cở sở là một bản vẽ được thiết kế đã được công ty thiết kế kiến trúc lập. Ở phía bên đơn vị giám sát chính là đơn vị mà đứng ra để tư vấn giám sát cũng như là chịu trách nhiệm trên chủ đầu tư cũng như là về pháp luật và chất lượng của các công trình.
Bên tiếp theo chính là bên giám sát thi công hay còn được gọi là bên kỹ thuật B, giám sát B: Ở bên này thì công việc chủ yếu chính là triển khai các bản vẽ đã được thiết kế trên thực địa cùng với đó là việc chỉ đạo, và kiểm tra những công nhân đang thi công theo bản vẽ, theo hồ sơ đã được thiết kế, hồ sơ đã được trúng thầu mà chủ đầu tư phê duyệt.
Những kỹ sư trong tổ chức tư vấn xây dựng muốn được hành nghề tư vấn giám sát công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký và đã trực tiếp tham gia công ty tư vấn thiết kế, thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 5 năm, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng.
Chất lượng của một công trình tùy thuộc vào người tư vấn giám sát công trình. Người giám sát giỏi, có đạo đức thì công trình có chất lượng và ngược lại. Chính vì thế, để trở thành một tư vấn giám sát công trình không là điều đơn giản. Và nếu không có đạo đức, người giám sát dễ nhắm mắt trước những bất hợp lý khi thi công.
2. Trình tự kiểm tra của quy trình giám sát thi công xây dựng
– Kiểm tra hồ sơ thiết kế: TVGS trưởng phải kiểm tra tính đúng đắn của hồ sơ thiết kế, các bản chỉ dẫn kỹ thuật được duyệt và đối chiếu với hiện trường, đề xuất với Đại diện khách hàng về phương án giải quyết những tồn tại trong thiết kế cho phù hợp thực tế.
– Lập kế hoạch để triển khai: Căn cứ hồ sơ thiết kế, các chỉ dẫn kỹ thuật đã được duyệt trong hồ sơ thầu, các quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, TVGS trưởng lập kế hoạch để triển khai công tác giám sát chất lượng trong quá trình thi công.
– Kiểm tra hồ sơ thiết kế thi công: TVGS trưởng phải kiểm tra hồ sơ thiết kế phương án tổ chức thi công từng hạng mục công trình theo hồ sơ thầu và ký duyệt hồ sơ bản vẽ thi công và tổ chức thi công, trình Chủ đầu tư phê duyệt.
– Kiểm tra giám sát quá trình thi công các hạng mục công trình:
Các số liệu cơ bản GSV hiện trường kiểm tra các số liệu cơ bản như: số liệu khảo sát địa hình, địa chất thuỷ văn so sánh với hiện trường, nếu phát hiện thấy có sự sai khác phải báo cáo TVGS trưởng, TVGS trưởng báo cáo Đại diện Khách hàng để tìm biện pháp xử lý
Quá trình thi công GSV hiện trường phải kiểm tra nghiệm thu các hạng mục thi công bao gồm:
+ Vật liệu: nguồn gốc, chứng chỉ thí nghiệm, tiêu chuẩn áp dụng;
+ Thiết bị: số lượng, chủng loại. Mỗi loại thiết bị phải có nguồn gốc, chứng chỉ kỹ thuật, năng lực hoàn thành công việc, (Theo tiêu chuẩn thiết kế và hồ sơ thầu);
+ Nhân công, số lượng nhân công chuyên ngành để thực hiện công việc. Mỗi nhân công phải rà soát lý lịch về trình độ, tay nghề, khả năng đáp ứng công việc (theo hồ sơ thầu);
+ Thí nghiệm: Phải thể hiện đầy đủ tính năng, tính chất của hạng mục cần thí nghiệm. GSV hiện trường phải thực hiện các công việc cụ thể sau:
Kiểm tra xác nhận số lượng, chất lượng máy móc thiết bị (đặc biệt những thiết bị chủ yếu phải có đủ), nhân lực, vật liệu của Nhà thầu chính, nhà thầu phụ theo chỉ dẫn kỹ thuật trong hồ sơ thầu;
Thường xuyên kiểm tra mẫu các mỏ vật liệu, các nguồn cung cấp vật liệu, cấu kiện. Không cho lấy mẫu vật liệu, cấu kiện về công trường xây dựng mà chưa có xác nhận kiểm tra bằng văn bản.
Kiểm tra và xác nhận bằng văn bản về chất lượng phòng thí nghiệm tại hiện trường của nhà thầu theo quy định trong đơn mời thầu và chỉ cho phép Nhà thầu thi công khi có đủ các thiết bị thí nghiệm, mọi trách nhiệm thuộc về Nhà thầu và Kỹ sư thí nghiệm.
Kiểm tra việc bàn giao mặt bằng xây dựng công trình với Nhà thầu xây lắp (toạ độ, cao độ các mốc định vị công trình…) và công tác chuẩn bị trên công trường của Nhà thầu.
Kiểm tra hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ của nhà thầu xây lắp và chỉ đạo Nhà thầu lấy mẫu thí nghiệm lưu, giữ các mẫu đối chứng, giám sát quá trình thí nghiệm, giám định kết quả thí nghiệm của nhà thầu và xác nhận vào phiếu thí nghiệm.
Kiểm tra đánh giá kịp thời chất lượng các bộ phận thí nghiệm, các hạng mục công trình, nghiệm thu trước khi chuyển giai đoạn thi công.
Kiểm tra, lập biên bản không cho phép sử dụng các loại vật liệu, cấu kiện, thiết bị và sản phẩm không đảm bảo chất lượng do Nhà thầu đưa đến hiện trường và báo cáo TVGS trưởng giải quyết.
Phát hiện các sai sót, khuyết tật, hư hỏng, sự cố do các bộ phận công trình, lập biên bản hoặc lập hồ sơ sự cố theo quy định, báo cáo TVGS trưởng để trình cấp có thẩm quyền giải quyết hoặc xử lý theo uỷ quyền; -Xác nhận bằng văn bản kết quả thi công của nhà thầu đạt yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật theo chỉ dẫn kỹ thuật trong hồ sơ thầu.
Đăng ký Khóa học Giám sát thi công xây dựng >>>TẠI ĐÂY<<<
———————
Viện đào tạo nhân lực xây dựng Việt Nam – CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VCB.
Địa chỉ: Số 214, Tòa nhà TSQ – EUROLAND, Làng Việt kiều châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội
Tel: 0243 8339 111
Hotline: 0928 070 888 – 0912 16 77 88 – 0936 136 606 – 0943 170 222.
Website: www.vcbgroup.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/viendaotaonhanlucxaydungvietnam/
Email: [email protected];
Chúng tôi luôn đồng hành cùng thành công của bạn !
Always beside your success !