Các dự án đầu tư hiện nay đang không ngừng phát triển với đầy đủ quy mô, tính chất, kích thước khác nhau tùy thuộc vào mục đích xây dựng. Vậy các dự án đầu tư xây dựng có những loại hình nào và tại sao chúng ta cần phải phân loại dự án đầu tư xây dựng?
Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây cùng VCB Group nhé!
CĂN CỨ PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THEO NGHỊ ĐỊNH 15/2021/NĐ-CP
Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy định tại Điều 49 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Xây dựng 2020, được quy định chi tiết nhằm quản lý các hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP
CÁC CĂN CỨ, TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Cụ thể, từ 01/01/2021, dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo các căn cứ và tiêu chí như sau:
1. Theo quy mô, mức độ quan trọng;
2. Theo công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý;
3. Theo nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư.
(Hiện hành quy định dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình xây dựng và nguồn vốn sử dụng).
CHI TIẾT PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
(1) Theo công năng phục vụ của dự án, tính chất chuyên ngành, mục đích quản lý của công trình thuộc dự án, dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy định tại Phụ lục IX Nghị định này.
(2) Theo nguồn vốn sử dụng, hình thức đầu tư, dự án đầu tư xây dựng được phân loại gồm: dự án sử dụng vốn đầu tư công, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP và dự án sử dụng vốn khác. Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn hỗn hợp gồm nhiều nguồn vốn nêu trên được phân loại để quản lý theo các quy định tại Nghị định này như sau:
– Dự án sử dụng vốn hỗn hợp có tham gia của vốn đầu tư công được quản lý theo quy định của dự án sử dụng vốn đầu tư công; dự án PPP có sử dụng vốn đầu tư công được quản lý theo quy định của pháp luật về PPP;
– Dự án sử dụng vốn hỗn hợp bao gồm vốn nhà nước ngoài đầu tư công và vốn khác: trường hợp có tỷ lệ vốn nhà nước ngoài đầu tư công lớn hơn 30% hoặc trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư thì được quản lý theo các quy định đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công; trường hợp còn lại được quản lý theo quy định đối với dự án sử dụng vốn khác.
(3) Trừ trường hợp người quyết định đầu tư có yêu cầu lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:
– Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
– Dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất);
– Dự án đầu tư xây dựng có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ, lắp đặt thiết bị công trình hoặc dự án sửa chữa, cải tạo không ảnh hưởng đến an toàn chịu lực công trình có giá trị chi phí phần xây dựng dưới 10% tổng mức đầu tư và không quá 05 tỷ đồng (trừ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư).
PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THEO NHÓM
– Căn cứ theo quy mô, mức độ quan trọng, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, gồm:
+ Dự án quan trọng quốc gia;
+ Dự án nhóm A;
+ Dự án nhóm B;
+ Dự án nhóm C.
Xem chi tiết quy định này tại các Điều 6, 7, 8, 9 và Điểu 10 Luật Đầu tư công 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
– Căn cứ theo công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án sau:
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng;
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp;
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật;
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh;
+ Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp khác.
– Căn cứ nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án gồm:
+ Dự án sử dụng vốn đầu tư công;
+ Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
+ Dự án PPP;
+ Dự án sử dụng vốn khác.
Lưu ý:
Dự án đầu tư xây dựng được sử dụng một hoặc nhiều nguồn vốn khác nhau; có thể có một hoặc nhiều công trình với loại và cấp khác nhau (hiện hành quy định dự án đầu tư xây dựng gồm một hoặc nhiều công trình với loại, cấp công trình xây dựng khác nhau).
Căn cứ pháp lý:
– Khoản 8 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020.
– Điều 49 Luật Xây dựng 2014.
THAM KHẢO LỚP HỌC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG ĐỂ TRANG BỊ ĐẦY ĐỦ KIẾN THỨC
HÃY LIÊN HỆ TRỰC TIẾP VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ TỐT HƠN!
Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào về chương trình học của tập đoàn cũng như những thông tin liên quan, làm ơn hãy liên lạc với chúng tôi theo những cách thức bên dưới. Đội ngũ chuyên viên tư vấn tận tình của chúng tôi luôn túc trực 24/7 để giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Viện đào tạo nhân lực xây dựng Việt Nam – CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VCB.
Địa chỉ: Số 214, Tòa nhà TSQ – EUROLAND, Làng Việt kiều châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội
Tel: 0243 8339 111
Hotline: 0928 070 888 – 0912 16 77 88 – 0936 136 606 – 0943 170 222.
Website: www.vcbgroup.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/viendaotaonhanlucxaydungvietnam/
Email: [email protected];
Chúng tôi luôn đồng hành cùng thành công của bạn !