7 Nhiệm vụ quan trọng của giám đốc phân xưởng sản xuất

Nghiên cứu 7 nhiệm vụ của một giám đốc phân xưởng sản xuất

Người đứng đầu và chịu trách nhiệm chính của phòng sản xuất không ai khác chính là giám đốc phân xưởng. Vậy giám đốc phân xưởng có những nhiệm vụ gì và cần phải lưu ý gì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Phối hợp sản xuất giữa các phân xưởng

Nhiệm vụ đầu tiên của giám đốc phân xưởng sản xuất đó là phối hợp sản xuất giữa các phân xưởng. Trực tiếp giám đốc phân xưởng sản xuất sẽ lên kế hoạch chi tiết cho từng phân xưởng dựa trên kế hoạch tổng thể từ ban lãnh đạo.

Mỗi phân xưởng sẽ phụ trách một dòng sản phẩm hoặc một bộ phận cấu thành sản phẩm tổng thể, dù là hình thức nào thì sự gắn kết giữa các phân xưởng là điều quan trọng.

Giám đốc phân xưởng sản xuất có nhiệm vụ  luôn phải đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong phân công nhiệm vụ cho từng phân xưởng, có như vậy mới tạo được môi trường làm việc lành mạnh, gắn kết trong nội bộ.

2. Theo sát tiến độ sản xuất như kế hoạch đề ra

Kế hoạch sản xuất đều có thời gian quy định, việc chậm trễ có thể tạo thành hiệu ứng domino cho những kế hoạch tiếp theo, vì vậy, theo sát tiến độ là trách nhiệm của giám đốc phân xưởng sản xuất

  • Quy định trưởng phân xưởng báo cáo theo buổi làm việc hoặc theo ngày
  • Định kỳ trong ngày, trực tiếp giám đốc sẽ xuống phân xưởng kiểm tra, đôn đốc và động viên nhân viên
  • Ghi nhận những khó khăn của người lao động trực tiếp sản xuất, chủ động khắc phục hoặc đề xuất giải pháp lên cấp trên

3. Đảm bảo chất lượng thành phẩm

Doanh nghiệp có thể có một hoặc một vài dòng sản phẩm, có một thực tế là không phải thành phẩm của đơn hàng nào cũng giống nhau, điều này phụ thuộc vào yêu cầu từ bên đặt hàng, vì vậy, giám đốc phân xưởng sản xuất phải có nhiệm vụ:

  • Nắm rõ yêu cầu cho từng đơn hàng
  • Triển khai chi tiết, cẩn trọng đến từng trưởng phân xưởng
  • Trực tiếp tham gia cuộc họp phân chia công tác tại các phân xưởng trực thuộc
  • Trực tiếp cùng trường phân xưởng kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu từ phòng kho vận giao đến, nhất là những đơn hàng lớn, yêu cầu cao.
1589186315494 chuc nang giam doc phan xuong san xuat 3
Nhiệm vụ của giám đốc phân xưởng

4. Điều phối, bố trí nhân lực phù hợp

Nhân lực là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất, việc bố trí nhân sự sẽ do trường phân xưởng đề xuất nhưng quyết định cuối cùng vẫn thuộc về giám đốc phân xưởng sản xuất. Giám đốc phân xưởng có nhiệm vụ:

  • Bố trí công nhân đứng máy phù hợp chuyên môn
  • Sắp xếp ca làm việc nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động
  • Đảm bảo công tác bảo hộ lao động trong quá trình thao tác
  • Hạn chế tăng ca bằng cách điều chỉnh công suất vận hành của máy trong giai đoạn cao điểm hoặc thuê thêm nhân công thời vụ hỗ trợ phòng sản xuất.

Có thể bạn quan tâm:

LỚP HỌC CHỨNG CHỈ MÔI GIỚI BĐS TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HOT NHẤT 2020

LỚP HỌC GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2020

5. Kiểm soát quy trình sản xuất tại các phân xưởng

Một quy trình vận hành an toàn, đúng chuẩn sẽ đảm bảo hiệu quả chất lượng và thời gian giao hàng đúng hạn. Giám đốc phân xưởng tăng cường nhiệm vụ:

  • Đảm bảo quy trình sản xuất thành phẩm được kiểm tra nghiêm ngặt theo từng giai đoạn
  • Nhanh chóng phát hiện những vấn đề cảnh báo sự cố liên quan đến máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất.
  • Trực tiếp giám sát quá trình xử lý, khắc phục, dù là trong hay ngoài giờ làm việc, đảm bảo quy trình vận hành ổn định vào ngày làm việc tiếp theo.

6. Đảm bảo mọi vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất được hoàn hảo

Giám đốc phân xưởng sản xuất cần có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với giám đốc các phòng ban có liên quan nhằm đảm bảo mọi yếu tố của phòng sản xuất được xử lý nhanh và hiệu quả nhất

  • Phòng kỹ thuật : bảo trì, bảo dưỡng máy móc định kỳ, bố trí nhân lực sửa chữa hệ thống ngay khi có sự cố phát sinh
  • Phòng nhân sự : tuyển dụng, bổ sung, điều động nhân sự phòng sản xuất nhanh chóng
  • Phòng kho vận : đảm bảo nguyên vật liệu tồn kho đầy đủ, đảm bảo công tác bảo quản thành phẩm đúng kỹ thuật
  • Phòng tài chính : chi ngân sách khen thưởng, duyệt mua sắm trang thiết bị cần thiết …

1589186311991 chuc nang giam doc phan xuong san xuat 2

7. Báo cáo tình hình sản xuất với cấp trên

Định kỳ tuần hoặc tháng, giám đốc phân xưởng sản xuất sẽ báo cáo kết quả tình hình hoạt động với ban lãnh đạo

  • Cập nhật kịp thời tiến độ sản xuất theo kế hoạch
  • Đề xuất giải pháp, hướng điều chỉnh linh hoạt theo tình hình sản xuất thực tế
  • Ban lãnh đạo theo dõi liên tục tình hình sẽ thuận lợi hơn cho giám đốc phân xưởng khi thuyết phục phê duyệt những thay đổi liên quan đến chỉ tiêu, ngân sách …

Nhìn vào chức năng, nhiệm vụ của giám đốc phân xưởng sản xuất, chúng ta có thể thấy áp lực, trọng trách mà người quản lý ở vị trí này phải gánh vác. Đây là chức vụ có tầm ảnh hưởng lớn đến thành công của cả một doanh nghiệp, do vậy, rèn luyện, học hỏi, sáng tạo, linh hoạt là tố chất cần thiết. VCB Group hy vọng qua bài viết này, những ứng viên mong muốn trở thành giám đốc phân xưởng sản xuất giỏi nhận ra được những kỹ năng mình còn thiếu và nỗ lực trau dồi cho bước đường sự nghiệp của chính mình.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt hơn !

Viện đào tạo nhân lực xây dựng Việt Nam – CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VCB.

Địa chỉ: Số 214, Tòa nhà TSQ – EUROLAND, Làng Việt kiều châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội

Tel: 0243 8339 111

Hotline: 0928 070 888 – 0912 16 77 88 – 0936 136 606 – 0943 170 222.

Website: VCB Group

Fanpage: https://www.facebook.com/viendaotaonhanlucxaydungvietnam/

Email: [email protected]; [email protected]

Chúng tôi luôn đồng hành cùng thành công của bạn !

Always beside your success !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *